Cấu tạo và ứng dụng của móng băng trong xây dựng : Móng băng là một loại móng phổ biến và được ưa chuộng sử dụng dành cho các công trình nhà biệt thự, nhà phố, nhà vườn có nên đất ổn định. Móng băng giúp cho gia chủ tiết kiệm chi phí xây dựng và dễ dàng thi công nhanh chóng.

Cấu tạo và ứng dụng của móng băng trong xây dựng – Ảnh minh họa 01
Và để hiểu rõ về móng băng – xin mời các bạn cùng với website : https://thietkebietthuktv.com khám phá các thông tin quan trọng như : Định nghĩa móng băng, cấu tạo móng băng, ứng dụng móng băng trong xây dựng… Cùng với những điểm lưu ý quan trọng khi thi công móng băng để đảm bảo chất lượng công trình được an toàn, bền vững nhất.
Cấu tạo và ứng dụng của móng băng trong xây dựng
1. Định nghĩa của móng băng :
Có lẽ trong chúng ta ai cũng biết móng nhà là gì nhưng về khái niệm móng băng thì không phải ai cũng định nghĩa được. Đây là một loại móng nhà có dạng hình dải dài dùng để đỡ toàn bộ kết cấu của công trình. Móng băng có thể đặt độc lập hoặc giao nhau với các móc nối theo hình chữ nhật.
Móng băng được sử dụng rất phổ biến trong các thiết kế nhà phố, nhà ống nhiều tầng, hoặc thiết kế biệt thự bởi giá thành của nó khá rẻ. Độ lún của móng đồng đều, an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra việc xây dựng nhà với móng băng sẽ đơn giản hơn so với việc xây móng đơn, móng cọc.

Cấu tạo và ứng dụng của móng băng trong xây dựng – Ảnh minh họa 02
Móng băng rẻ nhưng chỉ phù hợp với một số loại địa hình nhất định. Nền đất không ổn định sẽ không thể xây dựng được. Vậy nên trước khi xây nhà, bạn cần phải khảo sát địa hình và địa chất.
2. Phân loại tính chất và cấu tạo của các loại móng băng
Móng băng được chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại lại mang một đặc tính riêng biệt. Trong đó nếu xét về cấu tạo có hai loại móng còn về tính chất sẽ có ba loại đó là :
– Về tính chất,móng chia thành ba loại,móng cứng ,móng mềm và móng kết hợp
– Về cấu tạo có hai loại là móng một phương và móng hai phương. Móng một phương chỉ được dùng cho chiều rộng hoặc chiều ngang. Khoảng cách giữa các đường phụ thuộc vào diện tích căn nhà của bạn. Móng hai phương có phần hơi khác biệt. Chúng là những đường thẳng giao nhau theo hình ô bàn cờ.

Cấu tạo và ứng dụng của móng băng trong xây dựng – Ảnh minh họa 03
⇒ Mời bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác tại chuyên mục : Tư Vấn Xây Dựng Nhà Đẹp
3. Cấu tạo và kết cấu móng băng
– Đa số móng băng được sử dụng cho nhà 3 tầng trở lên.các phần cấu tạo nên móng băng bao gồm:
- Lớp bê tông lót móng,lớp này thường dày 100mm,lớp bê tông lót này thường càng dày thì càng có lợi cho công trình,lớp này là nơi tiếp xúc của thép với mặt đất
- Kích thước bản móng phổ thông cho nhà 3 tầng thường là từ (900-1200)x300mm,
- Kích thước dầm móng phổ thông cho nhà 3 tầng thường từ 300-350x(500-700)mm
- Thép bản móng thường lấy từ Φ12a150
- Thép dầm móng ,thép dọc thường lấy từ 3-6Φ18-20…Thép đai thường lấy Φ8a150
- Đối với những dự án nhà cao tầng điển hình,thì các kỹ sư thường chọn chiều cao dầm móng bằng 1/10 chiều dài của nhịp lớn nhất
- Cấu tạo và ứng dụng của móng băng trong xây dựng – Ảnh minh họa 04
4 – Tiêu chuẩn khoảng cách bố trí cột dầm, móng, đai thép trong bản vẽ móng băng
Tiêu chuẩn khoảng cách bố trí cột dầm, móng, đai thép trong bản vẽ móng băng sẽ được tính toán bằng chính khoảng hở thông thủy của công trình. Theo đó, các giá trị này sẽ không được nhỏ hơn trị số lớn và nhỏ hơn đường kính cốt thép. Để thỏa mãn các khoảng cách tiêu chuẩn, việc bố trí cốt thép được quy định như sau:
- Khoảng hở phần cốt thép đặt dưới phải bằng 25mm
- Khoảng hở phần cốt thép đặt trên phải bằng 30mm
- Trường hợp cốt thép được đặt thành hai hàng thì hai phần phía trên sẽ cách nhau 50mm.
- Trường hợp thi công bằng đầm dùi thì khoảng hở phía trên phải đút lọt đầm dùi.
- Khoảng cách giữa dầm sàn và dầm khung phải đảm bảo tạo thành góc vuông.

Cấu tạo và ứng dụng của móng băng trong xây dựng – Ảnh minh họa 05
5. Ứng dụng của móng băng trong xây dựng nhà biệt thự, nhà phố?
Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng móng băng chỉ thực sự phù hợp với việc Vì vậy nó thường áp dụng cho những công trình tầm trung, tức 3 tầng trở lên. Còn đối với các căn nhà cấp 4 (1,2 tầng) thì người ta dùng móng cốc. Ngoài ra có thể áp dụng cho các công trình khác như thiết kế biệt thự, hay biệt thự nhà vườn
6. Ưu và nhược điểm của móng băng trong xây dựng
- Ưu điểm: Cũng như những loại móng khác. Móng băng giúp cho sự liên kết giữa tường & cột chắc chắn hơn theo phương thẳng đứng. Bên cạnh đó, loại móng này còn có tác dụng làm giảm áp lực đáy móng; Giúp cho việc truyền tải trọng lượng của công trình xuống phía dưới được đều hơn. Với công trình từ 3 tầng trở lên người ta hay sử dụng móng băng.
- Nhược điểm: Chiều sâu của móng băng nhỏ nên có tính ổn định, chống lật, chống trượt của móng kém. Lớp đất bề mặt có sức chịu tải kém, làm ảnh hưởng đến sức chịu tải chung của nền móng.
- Người ta không sử dụng móng băng trên các nền đất có địa hình xấu, yếu, nhiều bùn hay không ổn định.

Cấu tạo và ứng dụng của móng băng trong xây dựng – Ảnh minh họa 06
7. Những lưu ý khi thiết kế móng băng nhà biệt thự
Trước khi tiến hành thi công thì công tác thiết kế cũng rất quan trọng. Sau khi xác định được ngôi nhà, công trình phù hợp để làm móng băng, bạn cần tính toán lựa chọn thiết kế loại móng nào cho phù hợp,Tùy thuộc vào chiều sâu đặt móng mà ta sẽ chọn móng cứng ,móng mềm hay là móng kết hợp,…
Cần chú ý lựa chọn loại móng băng cho phù hợp với công trình :
- Đối với nhà có tầng hầm,móng băng còn có tác dụng chắn đất,tạo đường hầm,Tường hầm có thể nằm dưới mặt đất hoặc một phần trên mặt đất(được gọi là tầng bán hầm). Trong trường hợp này ,móng bằng của tầng hầm phải đặt sâu hơn tầng hầm khoảng >0,5m và đỉnh móng phải nằm dưới sàn tầng hầm.
- Khi các hàng cột hoặc tường theo theo hai phương song song,vuông góc với nhau thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường phải tốt hơn móng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Đáy móng băng thường được đặt ở cùng một cos cao độ,…